So sánh sản phẩm
KHÍ SO2

KHÍ SO2


Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá sản phẩm này( 0)
SO2  là một hợp chất hóa học có tên gọi khác là lưu huỳnh điôxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ). Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh.
SO2 (axit sunfurơ) được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu… hoặc nấu chảy các quặng nhôm, đồng, kẽm, chì, sắt.

Liên hệ

Thêm vào giỏ hàng

THÔNG SỐ:
Bình khí chuẩn dung tích: 8 Lít
Áp suất làm việc: 10.0 mPa.
Nhiệt độ làm việc: ≥20°C
Nồng độ: 661mg/m3  (cân bằng trong khí N2)
Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất.

Tính chất vật lý của SO2 – khí lưu huỳnh điôxit là gì? Khí So2 có mùi gì?

Khí So2 mùi gì? Nhận biết sunfurơ

Khí sunfurơ – so2 là chất khí, không màu, nặng hơn không khí. Có mùi hắc, là khí độc, tan trong nước.
Khí sunfurơ (so2) là chất có điểm nóng chảy là -72,4 độ C và điểm sôi là – 10 độ C.  Ngoài ra, khí này còn có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch brôm và màu cánh hoa hồng.

Khí so2 có tan trong nước không?

So2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu H2SO3
Tính chất hóa học của So2 – khí sunfuro
Lưu huỳnh dioxit hay còn gọi là oxit axit
khi So2 gặp nước sẽ tạo thành dung dịch axit sunfuro (H2SO3)
Tác hại của SO2 là gì?

- Lưu huỳnh đioxit bị xem là một mối nguy hại đáng kể đối với môi trường.
- Là một loại khí sản sinh ra khi đốt cháy các nguyên vật liệu như than, dầu…và nấu chảy kim loại.
- Tuy nhiên, nguồn khí SO2 gần gũi với con người ngày nay nhất chính là từ khí thải có mặt trong khói thuốc lá, khí thải của các nhà máy, hệ thống lò sưởi, phương tiện giao thông… khí này gây ô nhiễm bầu không khí.
- Tác hại của khí so2 là một trong những chất gây ra mưa axit làm ăn mòn công trình, phá hoại cây cối…
- Loại khí này gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng… là nguyên nhân của bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt…
Trên đây là những tác hại của so2. Song song với những tác hại của So2 thì có những ứng dụng quan trọng trong sản xuất công nghiệp.

Ứng dụng của khí SO2 (lưu huỳnh điôxit) là gì?
So2 dùng để làm gì?

Lợi dụng những đặc tính kể trên, khí SO2 (axit sunfuro) có một số ứng dụng của so2 trong đời sống như:
- Ứng dụng của so2 trong sản xuất axit sunfuric (
H2SO4)
- Nguyên liệu tẩy trắng: giấy, bột giấy, dung dịch đường…
- Ứng dụng so2 dùng làm chất bảo quản cho các loại mứt quả sấy khô
- Kháng khuẩn và chống oxy hóa trong sản xuất rượu vang
Cách xử lý khí SO2 anhidrit sunfurơ hiệu quả nhất

Bên cạnh những doanh nghiệp mua để sử dụng khí SO2 thì có những nhà máy, xưởng sản xuất thường xuyên phát thải khí lưu huỳnh đioxit ra bên ngoài môi trường. Hiện nay có 3 phương pháp hấp thụ xử lý khí SO2 hiệu quả nhất
Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi
Sữa vôi (Ca(OH)2)  khi được trộn và phun vào tháp sấy khô và dùng khí thải từ lò đốt làm các chất cấp nhiệt. Hạt dung dịch khô dần trong khí thải, hấp thu khí SO2 và được thu lại trong thiết bị thu bắt bụi sau buồng phun.
Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch Xút
Hiện nay có một vài ứng dụng trong nước dùng tháp phun kết hợp với tháp đệm lọc SO2 bằng dung dịch Xút  (NaOH) thay cho dung dịch vôi.
Với dung dịch này có thể tránh được nhược điểm của dùng vôi là bị nghẹt hệ thống phun dung dịch và chỉ hấp thụ SO2. Nhưng hệ thống này tốn khá nhiều Xút, và còn đòi hỏi là khí thải phải được làm nguội trước khi qua xử lý.
Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch Soda
Có thể thay dung dịch NAOH bằng dung dịch Soda để hấp thị khí SO2 ( lưu huỳnh điôxit)
Vậy ngoài những cách  trên thì có rất nhiều cách xử lý khí SO2 do khoa học đưa ra dựa trên hóa học, cho nên bạn hãy chọn phương pháp cảm thấy phù hợp cho bạn để loại bỏ khí thải phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

Vui lòng liên hệ chủ website.
SO2  là một hợp chất hóa học có tên gọi khác là lưu huỳnh điôxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ). Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh.
SO2 (axit sunfurơ) được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu… hoặc nấu chảy các quặng nhôm, đồng, kẽm, chì, sắt.
Tags:
Gọi điện thoại
0963.469.969

Chat Facebook